• English
  • English
  • Bài viết

    Lộ trình phát triển, tạo ứng dụng di động phổ biến hiện nay

    By Lap Nguyen on Tháng Năm 3, 2021

    Với hơn 2 triệu ứng dụng trên Appstore và hơn 2,2 triệu ứng dụng trên Google Play, ứng dụng di động giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn. Tạo ứng dụng di động giúp doanh nghiệp của bạn bắt kịp xu hướng chuyển đổi số mới nhất hiện nay trong kinh doanh.

    Xu hướng tạo ứng dụng di động Android và iOS

    Hơn 90% thiết bị điện thoại thông minh hiện nay đều vận hành trên 2 nền tảng phổ biến và lớn nhất là Android và iOS. Chính vì vậy, cơ hội tiếp cận được số lượng khách hàng khổng lồ từ Android và iOS là điều hiển nhiên mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Cùng với xu thế chuyển đổi số khi tất cả các cửa hàng, thương hiệu đều trang bị cho mình một ứng dụng thì ngay từ bây giờ, doanh nghiệp của bạn nên có kế hoạch thiết kế cho mình một ứng dụng để tăng hiệu quả kinh doanh hơn nhé!

    Android và iOS là hai nền tảng di động phổ biến nhất hiện nay

    Android và iOS là hai nền tảng di động phổ biến nhất hiện nay.

    Lộ trình tạo ứng dụng cần biết khi đặt hàng cho một công ty làm app

    Nghiên cứu thị trường

    Trước khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào kể cả offline hoặc online thì bạn đều phải tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường trước. Việc phân tích thị trường chính xác sẽ giúp cho các sản phẩm của bạn đạt được độ thích hợp nhất định khi gia nhập vào thị trường có nhiều đối thủ đang cạnh tranh.

    Nghiên cứu thị trường mang lại nhiều dự đoán chính xác cho doanh nghiệp

    Nghiên cứu thị trường mang lại nhiều dự đoán chính xác cho doanh nghiệp.

    Với mảng thiết kế app, bạn nên tìm hiểu về ngách sản phẩm/dịch vụ mà mình đang kinh doanh trước để xem hiện tại đã có những ứng dụng của đối thủ nào đang hoạt động chưa? Tình hình kinh tế, xã hội và chính trị ở quốc gia bạn đang sinh sống có hợp pháp để phát hành ứng dụng đó không? Đây là khâu khá quan trọng và là tiền đề để bạn có thể định lượng được ứng dụng của mình có đủ tính khả thi để triển khai hay không.

    Nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng

    Không có gì chân thực bằng việc nghiên cứu rõ hành vi, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mà bạn đang hướng tới. Cũng giống như việc không thể bán iPhone cho người có thu nhập thấp hoặc không thể bắt những khách hàng ở độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi phải dùng mạng xã hội Facebook.

    Khi đã tìm hiểu và xác định rõ được đối tượng của bạn là ai, công việc tiếp theo đó chính là làm rõ các vấn đề mà họ gặp phải và so sánh với ứng dụng mà mình sẽ phát hành có giải quyết được vấn đề đó không?

    Một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng đã đáp ứng được hành vi và nhu cầu của khách hàng đó là ứng dụng đặt xe Grab. Thật khó chịu khi văn hóa “ăn nhậu” của người Việt Nam lại bị hạn chế bởi quy định về nồng độ cồn khi lái xe cũng như quy định về an toàn giao thông.

    Vậy vấn đề ở đây là gì? Đó chính là làm cách nào để những người Việt đang sống trong khu vực thành thị (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng...) có thể tiệc tùng, uống bia thoải mái mà không còn lo ngại về vấn đề an toàn giao thông….các tài xế của ứng dụng Grab đã xuất hiện để giải quyết nhu cầu đó.

    Và chính vì đánh đúng vào thị hiếu của người dùng về an toàn giao thông, đi lại thuận tiện, giá thành hợp lý, dễ dàng theo dõi lộ trình. Grab giờ đây đang là một trong những công ty công nghệ thành công nhất trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

    Xây dựng wireframe, mô hình của ứng dụng

    Sau khi đã thu thập được các dữ liệu về thị trường và khách hàng, bạn sẽ cần vẽ nên một khung sườn thiết kế, mô hình và chức năng của ứng dụng. Những mô hình cơ bản nhất sẽ là tiền đề để những tính năng, giao diện, bố cục hoàn thiện của ứng dụng được hình thành.

    Tạo app

    Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải ở đây đó chính là họ sẽ phải bắt đầu từ đâu khi không có nhân sự hay hiểu biết về quy trình xây dựng app. Và việc tạo ứng dụng cũng không đơn giản đến thế!

    Bạn nên tìm một đơn vị phát triển app uy tín để bảo đảm về tiến độ hoàn thiện của app.

    Bạn nên tìm một đơn vị phát triển app uy tín để bảo đảm về tiến độ hoàn thiện của app.

    Một số gợi ý về việc hợp tác với đơn vị thứ ba để xây dựng lộ trình làm app:

    Tạo app thông qua công ty làm app chuyên nghiệp:

    • Đội ngũ lập trình viên dày dặn kinh nghiệm đã từng triển khai rất nhiều dự án thành công.
    • Lộ trình tư vấn, thiết kế và phát triển app chuyên nghiệp giúp khách hàng nắm rõ chi phí, giải pháp cũng như đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp.
    • Cam kết về quy trình bảo trì và nâng cấp theo yêu cầu riêng của khách hàng.
    • Đặc biệt nhất là bảo đảm tiến độ dự án, mức độ thành công của dự án cũng như bảo mật thông tin nội bộ của doanh nghiệp.

    Tạo app thông qua các freelancers:

    • Phù hợp với những doanh nghiệp muốn phát triển app ít chức năng, ngân sách thấp.
    • Dễ gặp rủi ro vì không cam kết được tiến độ, cũng như các vấn đề về bảo trì, nâng cấp app khi cần.
    • Mức độ thành công của dự án không được bảo đảm.
    • Có thể bị rò rỉ thông tin nội bộ doanh nghiệp.

    Như vậy, với 2 sự lựa chọn trên, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp thuộc các Agency để tạo app phù hợp với yêu cầu của mình.

    Kiểm tra lại ứng dụng trước khi phát hành

    Một trong những công đoạn quan trọng nhất trước khi phát hành bất kì ứng dụng nào đó chính là kiểm tra lại tất cả các tính năng, thử nghiệm hành trình sử dụng của khách hàng để xem có gặp vấn đề, lỗi hiển thị, hay lỗi chức năng nào không để có hướng khắc phục kịp thời.

    Phát hành/xuất bản ứng dụng

    Giờ chính là lúc bạn tiến hành phát hành ứng dụng đến các khách hàng. Nếu bạn muốn khởi chạy ứng dụng của mình trong Cửa hàng Google Play thì hãy tải tệp ứng dụng của mình lên cửa hàng thoải mái vì không yêu cầu quá khắt khe về khâu kiểm duyệt ứng dụng. Còn iOS sẽ đánh giá mọi ứng dụng mới trước khi họ cung cấp cho người dùng. Đừng quá lo lắng, bạn hãy làm theo hướng dẫn của họ, ứng dụng của bạn sẽ được chấp nhận.

    Công đoạn cuối cùng là xuất bản app trên các cửa hàng ứng dụng

    Công đoạn cuối cùng là xuất bản app trên các cửa hàng ứng dụng.

    Và cuối cùng là, xây dựng chức năng thôi thì chưa đủ. Để ứng dụng của bạn thu hút được lượng truy cập tốt hơn, doanh nghiệp của bạn nên đầu tư ngân sách cho các chiến dịch quảng bá phù hợp để khách hàng biết đến nhiều hơn.

    Với một lộ trình cơ bản về việc tạo ứng dụng cho khách hàng và doanh nghiệp, giờ đây bạn đã có thể nắm rõ được ứng dụng của mình đang ở giai đoạn phát triển nào rồi. Nếu như vẫn còn đang lựa chọn đơn vị phát triển ứng dụng ưng ý, hãy liên hệ ngay Công ty CP PSA Solutions để được tư vấn giải pháp xây dựng ứng dụng cho doanh nghiệp của mình nhé!

    phone-handsetphonecrossmenu