Viết phần mềm theo yêu cầu là gì? Và tại sao đa số các doanh nghiệp lớn hiện nay đều thực hiện phương án này? Đó là 2 trong nhiều thắc mắc lớn của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ muốn tìm hiểu trước khi mở rộng quy mô công nghệ cho doanh nghiệp của mình.
Có thể hiểu đơn giản là xây dựng, lập trình và thiết kế phương án phần mềm công nghệ tùy theo mong muốn, ngân sách, chức năng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
So với hình thức phát triển phần mềm dựa trên các nền tảng có sẵn như AppsGeyser, Appmakr, Appypie, Swiftic,... thì việc thiết kế ứng dụng theo yêu cầu riêng sẽ có những ưu điểm vượt trội như:
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc phát triển được một phần mềm ứng dụng riêng biệt phù hợp với mục tiêu kinh doanh và dựa trên định hướng chung không phải là điều dễ dàng. Mặc dù bạn có thể dễ dàng tìm hiểu tài liệu, thông tin về phương án thiết kế phần mềm theo yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thông tin bạn cần phải tìm hiểu rõ hơn trước khi bắt đầu.
Tại bài viết này, PSA Solutions sẽ phân tích 5 lưu ý quan trọng để bạn xác định đúng hướng làm app cho doanh nghiệp của mình.
Doanh nghiệp của bạn cần tìm hiểu các loại hình app và công dụng của từng loại để xác định đúng loại phần mềm phù hợp nhất cho mình. Dưới đây là một số loại app và các phân loại phù hợp dựa trên hình thức kinh doanh/dịch vụ:
Native app là các ứng dụng/phần mềm được phát triển riêng dựa trên bộ công cụ phát triển phần mềm của từng hệ điều hành (gọi là SDK - Software Development Kit). Các hệ điều hành mobile phổ biến như iOS và Android đều có bộ SDK riêng và các app được lập trình trên bộ SDK này chính là native app.
Cũng chính vì được phát triển dựa trên bộ công cụ riêng biệt do chính hệ điều hành sản xuất, nên các native app có tốc độ xử lý dữ liệu (hình ảnh, văn bản, âm thanh, tính năng) gần như là mượt và nhanh nhất. Các native app cũng có các bộ giao diện được tối ưu chặt chẽ với hệ điều hành.
Tuy nhiên, nhược điểm dễ nhận thấy nhất đó là Native app chỉ phát triển trên từng hệ điều hành riêng biệt, trong khi doanh nghiệp của bạn muốn tiếp cận người dùng online trên cả 2 hệ điều hành (iOS và Android) thì sẽ buộc phải phát triển 2 app riêng biệt. Điều này gây tăng chi phí thiết kế app lên gấp đôi và cũng có thể sẽ xảy ra nhiều lỗi đồng bộ dữ liệu.
Web app là các ứng dụng hoạt động song song cùng web được thiết kế dựa trên nền tảng Native app. Web app thông thường được viết bằng ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, JS và chạy trên trình duyệt của thiết bị di động. Ví dụ với Facebook thì có Native app trên cả Android và iOS, ngoài ra nếu muốn sử dụng trình duyệt thì có thể truy cập m.facebook.com (đây chính là web app).
Web app được thiết kế để chạy trên nhiều hệ điều hành di động, nhờ đó giúp giảm thiểu chi phí trong việc bảo trì, nâng cấp hay chỉnh sửa. Cũng vì thế mà web app chạy chậm hơn các Native app.
Đây là kiểu phần mềm thế hệ mới được kết hợp giữa 2 loại native app và web app. Hybrid app có thể đưa lên kho ứng dụng để cài đặt và chạy như các Native app, nhưng phần lớn các tiến trình của ứng dụng hoạt động dựa vào công nghệ web.
Progressive Web Apps (PWA) hoạt động tương tự như một trang web, nhưng khác ở chỗ nó có thể sử dụng mà không cần kết nối mạng và có khả năng truy cập vào phần cứng của thiết bị di động - 2 đặc điểm nổi bật của Native app. PWA kết hợp các tiêu chuẩn khác nhau của các trình duyệt hiện đại để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Phân loại app thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp của bạn cũng cần xác định rõ loại hình kinh doanh/dịch vụ hướng tới để định hướng làm app phù hợp.
Kinh doanh dịch vụ và thương mại hiện nay đã và đang phát triển rất mạnh bằng nhiều hoạt động khác nhau: kinh doanh thực phẩm, ăn uống, dịch vụ, giao hàng,...
Với loại hình kinh doanh này, PSA Solutions khuyến khích doanh nghiệp nên tìm hiểu và triển khai loại hình Web app và Hybrid app để đồng phát triển 2 kênh kinh doanh, truyền thông chính là web và mobile app mà không lo về vấn đề dữ liệu và khó đồng bộ.
Đối với tệp khách hàng là học sinh - sinh viên, nhu cầu phát sinh chủ yếu là để điểm danh, xem thời khóa biểu, đăng ký thi, đăng ký nhận chứng chỉ và xem thông báo chung của nhà trường. Với hình thức này thì Native app và web app gần như là phương án phù hợp nhất để tiếp cận đúng đối tượng học sinh sử dụng.
Lĩnh vực này tương đối khá khó để tiếp cận đúng tệp khách hàng. Khởi đầu với Web app để quảng bá doanh nghiệp trên cả 2 phương tiện web và mobile app sẽ tốt hơn so với việc phát triển native app thông thường.
Cá nhân bán hàng với ngân sách marketing thấp có thể cân nhắc Native app hoặc Hybrid app để rao bán sản phẩm, tiếp cận khách hàng ban đầu tốt hơn.
>>Có thể bạn quan tâm: Lập trình app mobile: 2 điều doanh nghiệp nên tìm hiểu
Chi phí làm app dao động khá rõ rệt tùy vào nhu cầu làm app (chức năng, giao diện, dữ liệu). Dưới đây là một số gợi ý chi phí làm app dựa trên khảo sát thị trường:
>>Tham khảo: Bảng giá thiết kế App mobile cho doanh nghiệp 2022 để tìm hiểu chi tiết về bảng giá và cách tính chi phí.
Bước tiếp theo sau khi đã tham khảo mức phí làm app, lựa chọn được phương án làm app phù hợp đó chính là tìm hiểu và thuê công ty thiết kế phần mềm phù hợp. Các công ty outsource sẽ bao gồm đội ngũ lập trình viên riêng biệt để xử lý các yêu cầu về xây dựng phần mềm của khách hàng. Các công ty này có:
Tuy nhiên, nếu bạn tìm được các công ty lập trình có trình độ chuyên môn cao thì những khó khăn về mặt bàn giao thông tin, chất lượng phần mềm sẽ không còn là trở ngại. PSA Solutions, với hơn 8 năm kinh nghiệm hoạt động, đã và đang hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp ở khu vực Hồ Chí Minh cùng các tỉnh thành khác trong việc xây dựng/phát triển các dự án phần mềm hỗ trợ kinh doanh hiệu quả. Hoặc bạn có thể tìm hiểu các dự án tiêu biểu tại thư viện PSA Solutions như: Toeic Corner - Ứng dụng học tiếng Anh, ExtraCare Pharmacity - Ứng dụng đặt thuốc online… để có thêm thông tin tham khảo trước khi liên hệ tư vấn.